Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

KENDO DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Beginning kendo 

Nguồn link: để tải tài liệu về dùng các bạn vào địa chỉ:



For who are using english not Vietnamese, The link below:              





                        


                 KENDO CHO NGƯỜI MỚI  BẮT ĐẦU
                                    BIÊN SOẠN BỜI   DAVE CHRISMAN
                                        
                                           Từ những ghi chép  và bản thảo của
                             George K.Izui sensei, võ đường Kendo Chicago                  
                                         Ronfox, đại học bang Michigan
                             G. Warna, và J.Sasamori, H. Ozawa, Donahue
                                                        Các tác giả











Những bản gốc được xuất bản bởi Kenstrawn tại võ đường kendo đại học bang San Jose
Tài liệu này được in ấn nhằm vào việc sử dụng bởi các thành viên câu lạc bộ kiếm đạo Toyota và không phân phối hay xuất bản mang tính chất thương mại


Dịch: Phạm Mạnh Tài





                                             10 QUY TẮC
                                   Biên soạn bởi Tiến sỹ Benjamin Hazard
                                  
Hitosu, reigi                                          Nhã nhặn= Nghi Lễ
Hitosu, yaki                                                           Qủa cảm
HItosu, chisiki                                                       Kiến thức
Hitosu, wa-I                                                           cân bằng
Hitosu, dankatsu                                                    Đoàn kết
Hitosu, kigan                                                            Thời cơ
Hitosu, ki-ai                                                                   ý chí
Hitosu, shisei                                                            Tư chất
Hitosu, Token                  thanh kiếm, nhát chém chuẩn xác
Hitosu, zanshin                                             ý chí vững chắc



                                                 KENDO MOTTO
 
Mục đích của kendo là rèn luyện nhân cách con người thông qua việc sử dụng thanh kiếm một cách chuyên tâm.
Cốt lõi cùa tập luyện kiếm đạo:
             Xây dựng tính cách con người, nâng cao sức mạnh cơ thể.
             Trau dồi một ý chí ,tinh thần mạnh mẽ.
Sau đó, bằng việc tập luyện nghiêm túc và chính xác, học viên sẽ:.
             Phấn đấu không ngừng cho sự hoàn thiện nghệ thuật kiếm đạo.
             Duy trì và bảo vệ tác phong, danh dự của môt người võ sỹ.
             Giữ đức tính thành thật , ngay thẳng .
 Cuối cùng , kiên trì theo theo đuổi sự hoàn thiện bản thân





Chỉ bấy nhiêu thôi , người tập kendo đã có đủ những gì cần thiết để yêu đất nước mình sinh ra một cách đúng nghĩa, góp phần vào sự phát triển của nó , duy trì hòa bình  và sự thịnh vượng của tổ quốc.



                                VẬY KENDO LÀ GÌ ?

Dễ dàng hình dung, kendo là nghệ thuật dùng kiếm, phong cách nhật Bản.
Kiếm đạo được xây dựng từ những di sản của tầng lớp kiếm sỹ cổ xưa để lại, cũng như văn hóa Nhật bản ngày ấy.” Bushi’ hay còn là ”samurai”  sử dụng thanh kiếm để thiết lập và duy trì thứ bậc , giai cấp của mình từ thế kỷ 9 đến tận thế kỷ 19. Được biết đến với những phẩm chất đáng quý: ngay thẳng, quả cảm, chính trực, đó là những gì mà một samurai có. Ngày nay , môn sinh kendo có cơ hội tiếp xúc và học tập một thứ nghệ thuật  được truyền lại qua nhiều thế ký , nguyên lý và phương pháp của nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của các thế hệ kiếm sỹ vĩ đại đi trước. Dù kendo hiên đại chỉ mang một nét mờ nhạt so với nghệ thuật và văn hóa sử dụng kiếm thời phong kiến, thì ở một khía cạnh nào đó rất may mắn nó vẫn giữ vững màu sác tinh thần võ sỹ đạo (bushido): cống hiến, thách thức mọi khó khăn, kiên trì ,làm chủ cơ hội, đòn tấn công dứt khoát và hiệu quả.

Qua thời gian, như bao môn võ nào ở Nhật bản hay thế giới, việc sử dụng thanh kiếm từ một vũ khí để tiêu diệt đối phương thì nay nó đã được biến thành một thứ hữu hiệu trong việc hoàn thiện bản thân, giúp học viên luôn có sự sung mãn về thể chất lẫn tinh thần. kendo có thể giúp người tập duy trì bình tĩnh , phát triển tư chất, nhanh nhẹn, tinh tường ( tất cẩ các giác quan) tâm tĩnh như mặt nước, cuối cùng phát huy sức mạnh tột độ bằng việc tập trung tư tưởng.

   Học viên kendo sử dụng một thanh shinai làm từ 4 thanh tre bó lại thay cho kiếm thật hay kiếm gỗ.( kiếm gỗ vẫn đượcc dùng  để tập thể lực hay các bài kata), kèm theo đó là một bô giáp bảo vệ bao gồm: men( mặt nạ) kote (găng tay), dou( giáp bụng) , tare (giáp bảo vệ phần dưới cơ thể, mặc qua eo). Tuy nhiên với thành viên mới tập, họ chưa phải dùng đến bogu.. bởi vì lúc này họ sẽ tập các động tác tấn công cơ bản với thanh shinai  của mình. Môn sinh mới học cách di chuyển mốt cách chính xác , sau đó kêt hợp với việc ra đòn tấn công., đồng thời sử dụng tiếng thét ki-ai là điều cần thiết. Khi đã nhuẩn nhuyễn , những người này sẽ được tập luyện việc tấn công với chính các đàn anh –senpai của mình. Nhiều tuần sau đó, có nơi là vài tháng, thành viên đã có thể mang bogu lên người , và tập luyện một cách  tự do với đồng môn. Đây là một bước ngoặt khá quan trọng, cuối cùng thì họ đã có thể tự do hơn trong việc tấn công với các đòn đánh mạnh mẽ nhất của bản thân mà không lo việc chấn thương sẽ xảy ra trên cơ thể bạn tập. Tiếp theo, sau một thời gian dài , các học viên sẽ tham gia vào các cuộc thi , nơi có những giám khảo và trọng tài được huấn luyện để ngay lập tức nhận ra  đòn đánh và ghi điểm số cho bạn, những đường kiếm này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng hoặc đẫn đến tử vong nếu trên tay bạn là một vũ khí thực sự.                        


Thứ bậc trong kendo tương tự như các môn võ khác ở Nhật, với 6 cấp độ trước và sau trung đẳng. Trong kendo sẽ không có một màu đai nào hoặc bất cứ một dấu hiệu cấp độ nào bên ngoài. Giấy chứng nhận trong Kendo được chứng thực dưới sự cho phép của liên đoàn kendo Nhật bản và được đăng ký bởi hiệp hội kendo quốc tế.  Việc tập kendo khá là tốn kém. Không phải bởi chi phí tập luyện mà là dụng cụ ban đầu. Điều đáng ngạc nhiên là người dạy kendo hầu như không mang lại lợi nhuận cho bản thân từ các hoạt động huấn luyện , thường xuyên sử dụng hết quỹ thời gian của mình, toàn tâm toàn ý cho tình yêu đối với kiếm đạo. Kendo không dành cho ai yêu sự hào nhoáng hay thậm chí là bản thân phong cách chiến đấu của môn võ này (nhưng thực tế rất nhiều người đến với kendo vì văn hóa và trang phục của nó). Hơn tất cả kendo là đạo dùng kiếm.
Kendo – kiếm đạo, giống như tổ tiên xa xưa của nó, lợi ích của việc tập luyện luôn vô cùng  lớn ,cùng với tinh thần võ sỹ đạo ẩn chứa bên trong, đây quả là một bộ môn tuyệt vời.Kendo: xây dựng nhân cách, tăng cường sức mạnh, sở hữu cơ thể sắt đá, giải tỏa stress, dạy cho người cầm kiếm trách nhiệm với từng hành động của bản thân. Đó là sự lựa chon lý tưởng cho những ai có khát vọng để trở nên mạnh mẽ, tỉnh táo trong từng hành động, cao quý ;thanh tao trong cuộc sống, nhưng trên tất cả kiếm đạo xuất phát từ trái tim.



LỊCH SỬ CỦA KENDO



Kendo là sự kết hợp của hai từ trong tiếng nhật: ken (kiếm) và michi hoặc do ( con đường) ở đây có thể hiểu là “Đạo”. Rốt cuộc kendo là đạo dùng kiếm.

Kendo có xuất phát từ kenjutsu mà ngày nay ta biết đến với cái tên kiếm thuật. Kenjutsu được nhắc với hậu thế qua những ghi chép vào thế kỷ thứ 7. Thực tế kenjutsu vẫn tồn tại đến bây giờ.

Võ đường dành cho các samurai thời đó  được thành lập vào giai đoạn nhà Muromachi(1336-1573) vào thời điểm này những samurai giỏi  rất cần cho những cuộc chiến bởi vì chiến tranh xảy ra liên miên dưới sự kiểm soát của  các lãnh chúa phong kiến.

Kenjutsu  ra đời đầu thời kỳ nhà Tokugawa nắm quyền lực (1603-1867) Khi đó dưới sức ảnh hưởng mình, Tokugawa jeiyasu đã chấm dứt sự thù địch của các lãnh chúa bằng việc ngừng chiến tranh. Đây là thời điểm cho Kenjutsu ra đời.

Đạo phật và đạo thần Nhật bản (Shinto) có vai trò quan trọng về thể chất lẫn tinh thần trong việc phát triển kenjutsu.

Qua thời gian, trải qua vô số sự tinh lọc, cải cách như việc giới thiệu dụng cụ tập luyện mới, trang bị bảo vệ, shinai được thay cho kiếm thật hay bokken trong việc tập luyện kèm theo đó là sự thay đổi trong kỹ thuật vv. Kendo như chúng ta biết đến ngày nay xuất hiện vào cuối thế kỷ 19.

Mặc dù kendo được đánh giá như một môn thể thao nhưng yếu tố võ thuật lẫn  sự phát triển về mặt tinh thần vẫn được cân nhắc xem xét có những tác dụng quan trọng.



                     VÕ PHỤC VÀ TRANG THIẾT BỊ

Keikogi là một chiếc ào làm bởi vật liệu nhe, rộng , thậm chí hơi lung thùng giúp cho việc chuyển động tay một cách thoải mái và linh hoat. Ống tay áo bao trùm lấy toàn bộ phần khuỷu tay.

Hakama là một chiếc quần rộng thùng thình gồm hai ống lớn cho phép đôi chân thoải mái khi di chuyển. Có sự hiểu nhầm cho rằng hakama được sinh ra nhằm che dấu sự chuyển động của đôi chân.( thực tế hakama không ra đời vì mục đích này) Để mặc Hakama, đầu tiên ta mặc keikogi trước, sau đó đưa chân trái vào hakama, tiếp đến là chân phải cho ống còn lại. Cố định phần trước của quần.( phần không có miếng nhựa Koshi-ita), quấn hai bên dây lại bao quanh người. Tiêp tục sử dụng đến  phần còn lại của quần: dùng miếng nhựa koshi ita chốt vào phía sau cơ thể ( chốt xuyên qua phần dây được buộc).Dùng hai dây của phần này cột lại phía trước cơ thể, chặt vừa phải làm sao không cho quần bị tụt khi di chuyển.

Bogu (giáp) đặt những trang bị này lên sàn khi đang ở thế seiza (tư thế quỳ)
Tare giáp bảo vệ phần đùi, một bộ phận trong bộ bogu
Dou giáp bụng , che chắn quanh bụng và ngực.
Tenugui một chiếc khăn sợi bông thấm hút mồ hôi, được sử dụng như một hachimaki(khăn bịt đầu) có tác dụng thấm hút mồ hôi và tóc khỏi rũ xuống lông mày, có một ý nghĩa khác xung quanh việc sử dụng nó: khi người tập mang nó lên tức là đã bắt đầu cho trận chiến ( đối đầu trong kendo).
Tenugui được buộc bao quanh trùm lấy phần đầu trước khi đeo” men.”.
Men chiếc mặt nạ bảo vệ mặt.
Kote một cặp găng tay độn bông như cặp găng tay của những cầu thủ khúc quân cầu.
Bao tay trái được mang vào trước. Việc tháo ra phải nhẹ nhàng , không giật mạnh, điều đó làm tồn hại yếu đi đôi găng tay của bạn.
Bokuto thỉnh thoảng được biết đến với cái tên bokken, một thanh kiếm gỗ được chế tác theo độ cong của thanh kiếm thật. Ngày nay nó chỉ được tập các động tác kata hay những đòn thế đa dạng. Cách đây rất lâu “ bokuto “ được tập ở các  võ đường , thường làm chấn thương học viên với các khớp xương bị gãy, nguy hiểm nhất là việc nứt bể xương sọ. Một thanh shinai là dụng cụ lý tưởng được phát minh sau này, giúp việc tập luyện trở nên an toàn hơn rất nhiều.
Shinai  cách đây đã lâu , nó được tao ra bởi ba thanh tre, chia theo các độ dài khác nhau tùy theo người tập, dụng cụ này đầu tiên được biến đến với cái tên fukuro-jinai, lần đầu tiên được sử dụng một cách rộng rãi tại trường Yagyu. Độ dài thông thường là 3 feet 8 inches và tối đa là 3 feet 9 inch. Bây giờ , kích cỡ lý tưởng cho học viên trung học ( 7 hoặc 6) là khoảng 3 feet 5inch, gồm 4 thanh ghép lạii thay vì 3 thanh như trước đây. Cán shinai được bọc lại bằng da thuộc. Shinai cũng giống như một thanh kiếm thật , nó tượng trưng cho tinh thần và linh hồn võ sỹ (bushi), người tập đói xử với shinai với sự tôn trọng đặc biệt. Một môn sinh, hậu duệ của samurai , không bao giờ từ bỏ thành kiếm của mình hoặc để người khác chà đạp lên nó.Shinai được đi kèm với tsuba.




GOREI KHẨU LỆNH


BẮT ĐẦU BUỔI TẬP
1.      Junbi-taiso khởi động
2.      Seiretsu                       ổn định đội hình
3.      Seiza                                       ngồi quỳ
4.      Kiwo tsuke                          tât cả chú ý
5.      Mokuso                                          thiền
6.      Yame                                            dừng
7.      Shomen ni rei        Cúi chào phía trước
8.      Sensei ni rei                      cúi chào thầy
9.      Otagai ni re             cúi chào mọi người
10.  Menwo tsuke:                    mặc men
11.              Kiritsu( tate)                đứng dậy
12.              Nuko to              Giương kiếm


TRONG SUỐT BUỔI TẬP
1.         Sonkyo                          Lễ ngồi
2.         Kamaete              thủ thế
3.         Hạimae          Bắt đầu





KẾT THÚC BUỔI TẬP
1.      Seiretsu       chỉnh đốn hàng ngũ
2.      seiza        quỳ
3.      Kiwotsuke     chú ý tập trung
4.      Mokuso                Thiền
5.      Yame Nghỉ (dừng)
6.      Shomen nirei
7.      Sensei nirei  chào thầy
8.      Otagai ni rei Chào mọi người



Seiza

Theo nghĩa đơn giản, seiza chính xác là một tư thế ngồi truyền thống của Nhật. Để có được tư thế này, di chuyển chân trái về phía sau nửa bước, hạ đầu gối chân trái với chân phải theo sau, nhẹ nhàng tựa mông lên hai gót chân. Giữ thẳng lưng( khí tập trung ở đan điền) bụng hơi căng một chút. Nếu là nam, Hai đầu gối hướng ra ngoài tạo thành môt chữ V, ngược lại đối với nữ hai đầu gối khép lại.
Bàn tay ngửa ra đặt lên đùi, ánh mắt nhìn thẳng về phía trước tựa như đang hướng tới một ngọn núi xa xăm. Khi đứng dậy, chân phải bước lên trước.Như vậy chân trái sẽ di chuyển ra sau để thực hiện tư thế seiya và chân phải bước ra trước khi đưng dậy.



Zarei 
Tư thế cúi đầu khi đang thực hiện seiza, được biết đến với cái tên seiza-ni-rei,. Động tác này được tiến hành theo các bước: 1. Đặt hai tay lên sàn phía trước đầu gối thành một hình tam giác như hình vẽ. 2. cả cơ thể cúi sấp nhưng cẩn thận không để phần hông dâng lên cao. Đầu cúi xuống thấp cách tay 6 inch. Chắc chắn việc này nên được thực hiện trong vòng 4 đến 5 giây. 3. Cuối cùng nhẹ nhàng trở về tư thế seiza như ban đầu. Toàn bộ các động tác trên được gọi là zarei, cúi chào khi đang quỳ.
Mokuso


Thông thường được thực hiện sau bài tập khởi động và trước lúc mang men( mặt nạ). Bây giờ các thành viên sẽ tập trung và ở trạng thái thiền trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Ở tư thế seiza, khi mệnh lệnh được bắt đầu , bạn khép hai mắt lại, sau đó đưa hai bàn tay ra trước rốn, gan bàn tay hướng lên trên.. Hai bàn tay lúc này giống như một thung lũng , khi hai tay khum lại bạn có thể thấy một hình ovan. Cuối cùng khi hoàn tất, từ từ đưa hai tay trở về vị trí ban đầu.




MỘT SỐ TƯ THẾ TRONG KIẾM ĐẠO

Shizentai
Thế đứng tự nhiên của kendo, giữ cơ thể thả lỏng nhưng thẳng, cả hai chân hơi căng ra gánh lấy trọng lượng cơ thể một cách cân bằng. Cả hai tay duỗi thẳng ép vào hai bên hông.  nhớ rằng khởi nguồn của năng lượng đều nằm ở đan điền.Mắt hướng thẳng về phía trước, tựa như đang dõi theo một ngọn núi ở rất xa.
Me no tsuke Kata

Cách sử dụng đôi mắt trong kendo. Khi luyện tập, bạn phải bình tĩnh nhìn vào mắt đối phương nhưng quan trọng có thể theo dõi nhất cử nhất động của họ ,cùng với việc  lôi cuốn sự chú ý của địch thủ. Tăng cường khả năng quan sát của bản thân để có thể  nhìn bao quát  vùng không gian bao quanh họ.

Shinai no sage kata
( làm sao để mang một thanh shinai)
Teito   : tại tư thế shizentai, giữ shinai bên tay trái. Cán shinai ( cán shinai) hướng về trước trong khi phần chính của kiếm đâm ra sau, Ngón tay cái bên trái thả lỏng khi cầm shinai. Khi ở tư thế này ,bạn có thể thực hiện việc cúi chào cách người khác 10 bước chân (ritsu rei). Shinai luôn  được mang bằng tay trái (trước khi giương kiếm) trong suốt quá trình tập luyện.
Taito         Sáu khi cúi chào, bước chân lên trước bạn sẽ tiến về phía địch thủ, giương thanh shinai của mình, với thái độ tôn trọng, hạ tháp cơ thể chuyển về tư thế Sonkyo.

Sonkyo
Là một tư thế ngồi làm lễ, khi đó bạn sẽ vung thanh kiếm (shinai) của mình về bên phải. thực hiện bất cứ khi nào bạn và đối thủ của mình sẵn sàng. Đôi lúc tất cả mọi người sẽ vào tư thế sonkyo cùng nhau. Điều này được hiểu như mọi người đã vung kiếm của mình và chính thức sẵn sàng cho trận đấu. Đây cũng là cách thức được hai kiếm sĩ chấp nhận để bắt đầu cuộc chiến. Khi cuộc chiến hoặc buổi tập luyện tay đôi đó kết thúc, những người tham gia sẽ gặp nhau chính giữa võ đường, hạ thấp cơ thể trở về tư thế sonkyo và thu kiếm về. ( trong iaido thì tra kiếm vào vỏ vì sử dụng cả saya, nhưng kendo dùng kiếm tre nên chỉ là động tác thu kiếm như ta thấy.
Kamae(thủ thế)


Go-gyoh no kamae
( gồm có 5 thế trong kendo không tính 2 thế giống nhau)


    1. Thủ thế chudan(chudan no kamae)
    2. Thủ thế hidari jodan (Hidari jodan no kamae)- thượng kiếm
    3. Thủ thế migi   jodan (Migi    jodan no kamae)- thượng kiếm
    4. Thủ thế Gedan         (Gedan no kamae)
    5. Thủ thế Hasso          (Hasso no kamae)
    6. Thủ thế waki             (Waki no kamae)


            
   1                              2                       3                   4                           5                     6


Về Kamae trong kendo…
Kamae là cội nguồn của các đòn tấn công lẫn phòng thủ. Đó dĩ nhiên là thứ quan trọng nhất mà tất cả các kendoka phải học. Kamae theo nghĩa gốc tiếng nhật  là tư thế hay  dáng dấp , sử dụng trong kendo nhằm diễn tả  thế đứng của đôi chân (chúng ta còn gọi là ashi kamae……….ashi nghĩa là chân), thế thủ của cơ thể (biết đến với cái tên Tai kamae… tai chắc các bạn cũng đoán được nghĩa là gì), và cuối cùng là cách cầm và vị trí của thanh shinai( Ken kamae). Nhưng dù vậy ở đây chúng ta chỉ bàn tới thủ thế Chudan ( chudan no kamae- thủ trung đẳng, phân biệt với hạ đẳng và thượng đẳng), nguyên do có lẽ  bởi vì đây là kamae phổ biến nhất trong kendo hiện đại. Kamae được sử dụng với hai mục đích. Ngoài việc mang lại một tư thế phòng thủ vững chắc, gây không ít khó khăn cho địch thủ trong việc tấn công, thì kamae là bước đệm quan trọng mà từ đó các kendoka có thể thực hiện đòn tấn công của mình. Kamae bao gồm ba yếu tố, tât cả chúng cùng được thực hiện một cách hài hòa.       
                       -015.jpg Chudan no kamae
1. Tư thế chân: tư thế chân kamae tốt đem lại cho bạn nền tảng tốt từ đó việc di chuyển ở mọi phương hướng trở nên khá dễ dàng. Trái lại, với tư thế chân tồi, việc di chuyển đến một hay nhiều vi trí trên mặt đất rất khó khăn hoặc thậm chí là không thể. Tư thế chân lý tưởng cũng giúp bạn tức thời tốc biến một cách nhanh chóng khỏi vị trí đang đứng để bắt đầu một đòn tấn công mạnh mẽ và chớp nhoáng.( thực sự mình chơi League of legend hơi nhiều)


2. Cơ thể: cơ thể ở một tư thế tốt sẽ duy trì một tâm thái bình tĩnh chưa kể đến giảm mức độ mệt mỏi vật lý của cơ bắp, trong khi đang đối mặt và quan sát đối nhất cử nhất động của đối phương. Một tư thế sai của cơ thể có thể dẫn đến sự mất thoải mái, điều này cuối cùng sẽ làm sao lãng sự tập trung của ban khỏi điểm yếu nhất thời của đối phương(tuột mất cơ hội quý giá để tấn công).(suki).Tư thế cơ thể tốt đồng thời cũng làm việc vung thanh shinai thành đòn tấn công hoặc lá chắn bảo vệ một cách dễ dàng. Tư thế sai như việc hạ thấp hoặc nhô cao vai sẽ hạn chế hoặc làm chậm sự di chuyển của thanh shinai. Một tư thế đúng sẽ kéo dài đòn tấn công của bạn đối với địch thủ, dù bình thương đòn đánh ấy khó mà tới được.
3. Tư thế cầm shinai: Cách cầm thành shinai chuẩn xác là sự kết hợp giữa việc giữ chặt và đặt hai tay đúng chỗ nhằm kiểm soát vi trí của shinai. Khi ở một tư thế thủ chudan vững chắc, thanh shinai hay kensen luôn luôn nhắm sự đe dọa vào cuống họng địch thủ.Thủ trung đẳng cũng là chìa khóa dẫn tới đòn tấn công hiệu quả nhất. Trong kendo, tất cả các nhát chém đều bắt nguồn từ trung tâm của cơ thể , và tay trái ( đối với người thuận tay phải) duy trì sự ổn định của cái trung tâm đó. Dĩ nhiên viêc làm kamae, thủ thế, lệch khỏi sự cân bằng sẽ khiến chậm chạp và hạn chế đòn tấn công của bạn bởi vì bạn chỉ có cách duy nhất  là trở lại tư thế đúng trước khi tung ra cú đánh.


CÁCH DI CHUYỂN
Đối với kendo, di chuyển chân là điều tối quan trọng và trong một vài trường hợp nó thậm chí còn quan trọng hơn các bài tập với tay và kiếm. Thực hiên tốt việc dùng những đôi chân của mình sẽ cho phép các kendoka di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác một cách dễ dàng và đẹp mắt, thách thức đối thủ của mình và thực hiện đòn tấn công hiệu quả. Không ngạc nhiên gì nhưng để di chuyển một cách dễ dàng như vậy, điều đầu tiên bạn phải đặt đôi chân mình thật cẩn trọng và vô cùng chính xác. Thế đấy dù các kiếm sỹ di chuyển nhanh nhẹn nhưng họ đều chú ý đến các điều tưởng như vô cùng nhỏ nhặt này.
Với chudan no kamae, người mới tập có thể dễ dàng thực hiện được tư thế đứng chính xác sau một thời gian tập luyện không quá lâu
1. đứng thẳng hai chân,  cả hai gót chân lẫn ngón chân chạm nhau. Đầu gối duỗi thẳng nhưng không quá gò bó cứng nhắc..
2. Xoay chân trái quanh gót chân lúc này chân trái và chân phải tạo thành chữ L ( góc 90 độ)
3. bây giờ xoay tiếp gót chân trái về phía sau lấy ngón chân trái làm trụ. Như hình vẽ lúc này chân trái phía sau chân phải.
                                -016.jpg
                                          1                       2                    3

4. Di chuyển trọng lượng lên phần tròn của gan bàn chân ( the ball of the feet) và giữ cơ thể thăng bằng
metatarsalgia.gif     rKpVf.jpg The ball of the feet


Điều này sẽ khiến cả hai gót chân rời khỏi mặt đất.
5. Uốn cong đầu gối bên trái  vừa phải làm sao cho gót chân lúc này rời khỏi mặt đất với khoảng cách nhỏ, trong khi cả bàn chân phải tiếp xúc với mặt sàn.
6. Giữ hai bàn chân song song.
7. Chân phải ko quá cứng.
8. Chắc chắn trọng lượng cơ thể chia đều lên phần tròn của cả hai chân. Một lỗi rất thường gặp là người tập đặt toàn bộ trọng lượng lên chân phải hoặc chân trái.
9. Bảo đảm rầng sau mỗi bước di chuyển, thì chân trở về tư thế ban đầu (phải trước, trái sau)
Những động tác di chuyển này được sử dụng đối với Chudan no Kamae. Học viên mới sẽ phải tập di chuyển với tư thế chân này đến khi nó trở nên dễ dàng và thoải mái.
Nhắc nhở: Nó sẽ mất hàng năm trời.

The body đến suburi ( chưa dịch)


Kiai
Cách hiểu đơn giản : kiai nghĩa là tiếng thét của linh hồn. Ki là năng lượng của sự sống, ai là tiếng thét. Từ rất lâu trước đây,  kiai được dùng bởi các chiến binh để chế ngự tinh thần địch thủ. Bằng cách tỏ rõ nội lực  của bản thân, tiếng thét đã làm kẻ thù run sợ. Ngày nay, chúng ta biết đến nó như một cách để thể hiện sức mạnh, bày tỏ tinh thần mạnh mẽ, theo một cách tích cực. Tiếng thét còn chỉ rõ sự tập trung tối đa của người tập. Đồng thời việc hô to mục tiêu khi tấn công vào địch thủ là điều cần thiết ( men men men….. vd) Điều này nêu rõ sự tỉnh táo trong mọi trường hợp  và được đánh giá rất cao trong kendo. Nó nói lên rằng bạn không đánh trúng địch thủ một cách ngẫu nhiên. Hai tiếng Kake-goe cũng được dùng để diễn tả tiếng thét đó.


Kiri kaeshi
Đây là việc tập luyện rất rất quan trọng. Quan trọng đến nỗi bạn phải học trực tiếp từ sensei tại võ đường. Tiếp tục với việc tấn công đầu, người tập ra đòn vào bên trái và bên phải men một cách luân phiên. Việc này không bao giờ được tiến hành qua loa thậm chí đối với những senpai, sensei lâu năm, nó được tập trong tất cả thời gian bạn có. Chỉ một cách đánh nhưng chứa đựng tất cả kỹ thuật bạn được học. Tôi sẽ miêu tả nó một cách chi tiết cho bạn nhưng sẽ không có những hình vẽ cụ thể.Khi được tiến hành chính xác, kiri kaeshi sẽ dần hoàn thiện và nâng cao sức mạnh vật lý, tinh thần , kỹ thuật của bản thân người tập. Lợi ích của Kiri kaeshi mang lại cho người tập kendo  khả năng thách thức với thời gian và khoảng cách ( thời gian: ra đòn nhanh chóng, khoảng cách: tấn công từ rất xa). Để nâng cao sức chịu đựng và cải tiến kỹ thuật, học cách hít thở chính xác. Ngoài tất cả những điều trên bạn còn phải học thêm taiatari. Trên tất cả đó như một bài tập aerobic.



Từ khoảng cách issoku itto no maai, dùng tiếng thét dữ dội và táo bạo tấn công  shomen. Sau khi áp sát và taiatari ( nhìn hình),  tiếp tục đưa shinai lên , bắt đầu với men bên trái, tấn công hai bên lần lượt trái và phải 4 lần trong khi đang bước tới, sau đó không dừng lại tấn công 5 lần ( hai bên )khi đang di chuyển về phía sau.

Không có nhận xét nào: